Bệnh sâu răng: dịch tễ, định nghĩa, nguyên nhân
15-03-2011
6040
BỆNH SÂU RĂNG: DỊCH TỄ, ĐỊNH NGHĨA, NGUYÊN NHÂN

Dịch tễ

- Tình hình bệnh sâu răng trên thế giới

Khoảng 90% trẻ em tuổi đến trường trên toàn thế giới và hầu hết người trưởng thành dều đã trải qua bệnh sâu răng. Tỉ lệ bệnh cao nhất là ở Châu Á và Châu Mỹ Latin và tỉ lệ thấp ở Châu Phi. Ỏ Mỹ sâu răng là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em gấp khoảng 5 lần so với tỉ lệ bị bệnh Hen. Ở người lớn tuổi 50 ti lệ bị sâu răng dao động trong khoảng 29% đến 59% giữa các nghiên cứu

- Tình hình bệnh răng miệng ở Việt Nam

Viện Răng Hàm Mặt quốc gia vừa đưa ra con số thống kê với 99,4% dân số mắc bệnh về răng miệng. Người càng lớn tuổi, càng bị sâu răng nhiều.

Cụ thể, tỷ lệ sâu răng ở độ tuổi dưới 18 là 87,5% (với 2,84 chiếc răng sâu/người); từ 33 - 44 tuổi là 83,2% (với 4,7 chiếc răng sâu/người) và trên 45 tuổi là 89,7% (8,43 chiếc răng sâu/người). Bệnh tập trung chủ yếu là viêm lợi kèm theo cao răng, có túi mủ quanh răng ở mức độ nông sâu khác nhau, bị viêm lợi nhẹ và mất răng.

 

Theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc (được thực hiện năm 1999-2001) thì tỉ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến trường (từ 6-8 tuổi) là 85%, ở độ tuổi lớn hơn (9-11 tuổi), tỉ lệ này là 56,3%. Một điều báo động nữa là trong thực tế, tỉ lệ mắc bệnh sâu răng vĩnh viễn càng cao khi tuổi càng lớn.

 

Kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, do Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội và Đại học Adelaide (Australia) tiến hành gần đây, cho thấy trên 90% dân số Việt Nam bị sâu răng và mắc các bệnh về răng, đặc biệt tập trung ở lứa tuổi từ 35-44 (tỷ lệ mắc bệnh lên tới 98%).

Định nghĩa

Bệnh sâu răng là tổn thương tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (bao gồm men răng và ngà răng là tổ chức không có tế bào), tạo nên lỗ hổng trên thân răng. Sâu răng có thể ở bề mặt thân răng hoặc cổ răng, tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn tổn thương trên cổ răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà cổ răng. Bệnh không tự khỏi.

Hình trên: A Miệng lỗ sâu tự nhiên trên miệng rất nhỏ và khó phát hiện

Hình B: Trên phim X-quang một vùng khuyết do mất cấu trúc Calci trong răng bởi lỗ sâu

Hình C: Lỗ sâu để đựợc điều trị cần mở rộng để lấy hết thức ăn và ngà mủn

Hình D:Bộc lộ hoàn toàn lỗ sâu thấy tình trạng đáy lỗ sâu đã thông vào tuỷ răng

Một bệnh nhân khác với tình trạng sâu nhiều răng nhưng mới tổn thương ở lớp men và ngà răng, không nhiễm trùng tuỷ răng

 


 

Diễn biến quá trình sâu răng và hậu quả

 

răng

 

Giải phẫu răng

Buồng tuỷ răng

Cấu trúc sơ lược của răng và các tổ chức quanh răng

Răng hàm với hình ảnh minh hoạ các sợi thần kinh và mạch máu đi vào buồng tuỷ qua lỗ chóp chân răng

 

Hình chụp 3D trên máy tính với màu xanh đậm là khoảng không gian của tuỷ răng

Diễn biến quá trình sâu răng-viêm tuỷ răng-viêm quanh chóp chân răng

Khi lỗ sâu hình thành trên bề mặt men răng, làm thủng lớp men, theo thời gian thủng tiếp tục qua ngà răng đến buồng tuỷ sẽ tạo thành một đường dẫn vi khuẩn từ môi trường miệng tấn công vào tuỷ răng, gây đau nhức.

Quá trình sâu răng từ một lỗ nhỏ ở cạnh bên của răng đến khi hình thành khối nang quanh chóp chân răng

Bệnh nhân nếu không được điều trị sẽ trải qua các cảm giác của viêm tuỷ cấp, viêm tuỷ mạn tính và viêm tuỷ hoại tử mà dân gian thường đúc kết bằng câu “ Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”.

Đau nhức trong buồng tuỷ và vùng chóp chân răng

 

 

 

 

Diến biến toàn bộ quá trình sâu răng

 

 

 

Kết thúc quá trình này đôi khi là một sự lắng dịu hoặc biến mất của các triệu chứng gây nhầm tưởng là bệnh sâu răng tự khỏi nhưng thực ra là do sự hoại tử của tuỷ răng, cơ quan có phản ứng rất mạnh trong hiện tượng viêm đã kết thúc nhưng xét theo cấu trúc răng thì lúc này buồng tuỷ và lỗ ống tuỷ dọc theo các chân răng lại như một cái ống hai đầu: một đầu thông với môi trường miệng qua lỗ sâu, một đầu thông với xương hàm qua lỗ chóp chân răng và như vậy sau quá trình sâu răng, viêm và hoại tử tủy răng là quá trình viêm xương hàm vùng quanh chóp chân răng. Vùng xương quanh chóp sẽ hình thành u quanh chóp răng, u này khi phát triển to dần, các tế bào vùng lõi ít được nuôi dưỡng sẽ thoái triển hoặc hoại tử trỏ thành dịch, u lúc này được gọi là nang chân răng, nang này nằm giữa chiều dày của xương hàm trên hoặc dưới dính vào vùng chóp chân răng, nang tiếp tục phát triển ra phía trước có thể tạo ra lỗ dò dịch nang ra ra lợi hoặc vào phía trong tạo ra lỗ dò vùng hàm ếch vòm miệng ngang với vùng chóp chân răng.

 

Nguy hiểm hơn nữa là nang phát triển sang ngang các chân răng bên cạnh gây chèn ép và chết tuỷ các răng lân cận

 

Sâu răng còn tạo một lỗ chứa thức ăn, vi khuẩn. đây là nguồn gieo rắc vi khuẩn gây viêm đường hô hấp trên, mũi, xoang đường hô hấp dướiSâu răng còn là nguồn gốc gây hôi miệng do lỗ sâu chứa thức ăn, vi khuẩn sinh dưỡng và lên men nguồn thức ăn này, giải phóng ra các sản phẩm phân huỷ thức ăn như khí H­­­2S có mùi hôi

Nguyên nhân

 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ sâu răng ở Việt Nam cao. Cụ thể, nồng độ fluor trong nước ăn hầu hết chỉ ở mức 0,4 ppm (chưa bằng ½ chuẩn quốc tế). Tuy nhiên, vấn đề chính yếu là công tác chăm sóc răng miệng của người dân còn quá thấp. Trên 60% trẻ em không bao giờ được đi khám răng miệng (bao gồm cả học sinh tiểu học và trung học), trên 50% người lớn không bao giờ đi khám răng miệng.

 

Các nguyên nhân xã hội dẫn đến việc Việt Nam nằm trong nước có tỉ lệ bệnh sâu răng và viêm quanh răng cao nhất thế giới: Nguyên nhân chính là thiếu bác sĩ răng hàm mặt và tổ chức khoa, phòng răng hàm mặt tại các địa phương còn yếu kém. Nồng độ fluor trong nguồn nước tại một số vùng quá thấp (dẫn đến bệnh sâu răng) và hầu hết người dân chưa quan tâm đến chăm sóc răng miệng. Ngoài ra, trên 60% trẻ em và trên 50% người lớn tại Việt Nam không bao giờ đi khám răng miệng, một phần do thiếu hiểu biết về phòng bệnh răng miệng

Trước đây người ta cho răng nguyên nhân chính gây ra sâu răng là do vi khuẩn và đường

Men của vi khuẩn + Glucid lên men + Thời gian Acid.

Acid + răng = Tiêu canxi.

 

Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại ( Vi khuẩn, Glucid và Thời gian ). Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc.

Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh

 

 

 

Ngày nay người ta giải thích nguyên nhân sâu răng bằng cơ chế hóa học và lý sinh học.

Sâu răng =sựYếu tố gây mất ổn định( huỷ khoáng )

+ Mảng bám răng (vi khuẩn cư trú bên trong )

+ Chế độ ăn đường, tinh bột nhiều lần

+ Thiếu nước bọt hoặc nước bọt acid pH< 5.

+ Nước bọt, vệ sinh răng miệng

+ Khả năng kháng acid của men

+ Fluor có trên bề mặt men răng

+ Trám bít hố rãnh

+ Độ Ca

+ PH> 5,5

Share:
CHUYÊN MỤC KHÁC
Tin mới đăng

Thành công của một răng implant nha khoa đến từ sự chuẩn bị kỹ càng của nhà làm chuyên môn và sự phối hợp hợp tác của người được làm răng implant: Các điều kiện cần để tối ưu: Cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, sử dụng răng trong giới hạn tải lực ch

Phẫu thuật trong miệng là tiểu phẫu cần tiến hành trong các can thiệp nha khoa với các chỉ định: Nhổ răng trong nắn chỉnh răng, nhổ răng ngầm, nhổ răng thừa, nhổ răng kẹ, lạc chỗ, tháo vít nẹp xương, cấy implant, tạo hình viền lợi, cắt phanh môi, bắt và tháo vít neo chặn, thay các phụ kiện trong quá

AUTO SMS: Địa chỉ & Lịch làm việc Nhakhoa Rangsu.vn

scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218