Các yếu tố cần thiết cho việc vệ sinh răng miệng đạt hiệu quả cao
15-03-2011
4254
CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO VIỆC VỆ SINH RĂNG MIỆNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

1. Bàn chải đánh răng lý tưởng

Trên thị trường hiện có vô số kiểu dáng và mẫu mã bàn chải đánh răng khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải kiểu dáng đơn giản hoặc thon nhỏ. Một bàn chải với đầu đánh dài khoảng 2,5cm là lý tưởng cho người trưởng thành. Lông bàn chải bằng nilon mềm với từng sợi lông bàn chải được cấu tạo thon nhọn hơn ở phía đầu sợi tốt hơn sợi tự nhiên được cắt xén thẳng tắp bởi vì chúng dễ dàng chui vào các rãnh kẽ của răng hơn và bảo quản tốt hơn. Bàn chải cỡ trung bình là tốt nhất bởi chúng rất ít gây tổn thương đến nướu lợi.

  

Các loại lông bàn chải đánh răng từ đơn giản đến phức tạp

 

 

Loại lông bàn chải thứ 3 là loại nên được chọn dùng

 

 

Hình thứ 4 là loại lông bàn chải đựoc thiết kế để đầu lông bàn chải chui được vào đáy túi lợi làm tăng hiệu quả khi chải răng

 

 

 

 

Nên chọn loại sợi lông bàn chải như hình 3

 

 

Công nghệ giúp hiện thựcc hoá những ý tưởng sáng tạo với lông bàn chải có đầu phị tia nước tạo áp lực làm sạch, đầu bàn

chải phát ra sóng siêu âm hay xử lỹ bằng công nghệ Nano...

 

 

Bạn thường xuyên thay bàn chải như thế nào?

Nhìn chung, lông bàn chải sẽ bị tòe trong vòng 4 đến 6 tuần, Đây chính là lúc bàn chải cần phải thay.

 

 

Bạn có thường xuyên đánh răng không?

Lý tưởng nhất là chải răng ngay sau mỗi bữa ăn. Và chải răng trước khi đi ngủ cũng quan trọng nhất bởi vì trong suốt giấc ngủ, lượng nước bọt tiết ra ít và 1 số thức ăn còn lưu lại ở miệng là nguyên nhân gây hại cho răng.

 

 

Động tác chải răng như thế nào?

 

Có hai động tác chải răng đúng: Đó là đưa bàn chải trên từng mặt: Mặt má và mặt lưỡi của từng cung răng, bàn chải nghiêng một góc 300 đến 450 so với mặt răng, nhẹ nhàng chuyển dịch xoay tròn bàn chải hoặc cách thứ hai là chuyển dịch bàn chải lên xuống theo chiều mọc của răng

 

Với mặt trong răng cửa hàm trên có thể dựng bàn chải lên và đưa bàn chải lên xuống theo chiều đứng dọc

 

 

 Với các mặt nhai có thể đưa bàn chải chuyển động theo chiều ngoài-trong

2. Kem đánh răng

Kem đánh răng là chất bổ sung giúp đánh răng sạch hơn và làm sáng bóng bề mặt răng. Thành phần chính của kem đánh răng là chất làm trầy nhẹ, xà phòng, chất làm sạch, chất tạo màu và hương liệu. Bên cạnh đó, kem đánh răng còn có các loại muối amoni, chất diệp lục, flour và đinh hương được sử dụng với các lượng khác nhau. Giá trị của kem đánh răng chứa flour là ngăn cản bệnh mục xương mà hiện nay đã được xác đinh rõ ràng. Nếu trên thị trường không còn các loại kem đánh răng nữa thì muối và sodium bicarbonat của nước soda là rất rẻ và có thể thay thế kem đánh răng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc lấy nước cốt chanh cọ xát lên răng là rất tệ bởi nó có thể làm hỏng răng bởi sự ăn mòn và phá huỷ men và ngà răng của acid trong nước chanh

 

3. Chỉ nha khoa

Bàn chải đánh răng không thể làm sạch hết được các kẽ răng. Quả thực dù bạn có chăm chỉ đánh răng ngay sau khi ăn uống thì vẫn còn khoảng 30% số chất bẩn vẫn bám ở các kẽ răng, cổ răng (nơi tiếp giáp giữa răng và lợi) nơi lông của bàn chải đáng răng không thể chạm tới. Và chỉ nha khoa là phương thức tốt nhất để làm sạch khu vực khó tiếp cận này. Số chất  bẩn này nếu không được loại bỏ sẽ kết hợp với protein có trong nước bọt và vi khuẩn thường trú trong miệng sẽ tạo thành cao răng. Nếu để mảng bám tổn tại lâu và tập trung với số lượng lớn sẽ khiến lợi bị sưng, đỏ và rất dễ chảy máu hay còn gọi là viêm lợi. Để tránh hiện tượng này, ngoài việc đánh răng đúng kỹ thuật ngay sau bữa ăn cần sử dụng thêm chỉ tơ nha khoa nhằm hỗ trợ cho việc loại bỏ số chất bẩn thừa “ngoan cố” bám sâu trong kẽ răng.

Chỉ nha khoa có bôi sáp và các chất sát trùng, chất tạo mùi thơm. Cần lựa chọn loại chỉ tơ có đường kính phù hợp, dễ sử dụng để không gây chấn thương nướu răng. Lấy một đoạn chỉ dài thích hợp khoảng 30 đến 60cm rồi cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón trỏ tạo ră một đoạn chỉ căng giữa hai ngón trỏ hoặc hai ngón giữa khoảng 4 đến 8cm. Căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón giữa. Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch vùng tì sát giữa hai răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹ nhàng dưới nướu một chút.

Với mỗi kẽ răng, cần thực hiện động tác giống nhau ít nhất hai lần, một cho răng phía ngoài và một cho răng phía trong . Chú ý đặc biệt ở các mặt trong răng cối trong cùng, vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

Như vậy, đánh răng cùng với sự hỗ trợ của chỉ tơ nha khoa sẽ giúp tránh được hiện tượng mảnh bám trên răng. Tuy nhiên, với những mảng bám lâu ngày đã đã  bị vôi hoá bởi các hợp chất Can-xi trong nước bọt thì phải có sự cần có sự can thiệp nha sĩ, răng mới được làm sạch.

Tốt nhất là bạn nên nhờ nha sĩ hướng dẫn kỹ thuật dùng chỉ nha khoa.

 

Tuy nhiên, sử dụng chỉ tơ nha cũng cần đúng kỹ thuật thì mới đạt kết quả cao. Bác sĩ nha khoa tại NhakhoaHappy sẽ hướng dẫn bạn cặn kẽ và tận tình cách dùng chỉ tơ nha khoa đúng cách và hiệu quả

4. Nước xúc miệng

Bạn thường dùng nước súc miệng mỗi ngày để giữ cho hơi thở thơm tho và trên mỗi loại nước súc miệng cũng ghi rõ hướng dẫn sử dụng. Nhưng liệu bạn đã sử dụng nước súc miệng đúng cách?

Không ngậm quá nhanh hoặc quá lâu: Thông thường, bạn nên giữ nước súc miệng trong miệng khoảng 20-30 giây vì đây là thời gian cần thiết để các hoạt chất phát huy tác dụng. Nếu nhổ ra quá nhanh, chất kháng khuẩn chưa kịp “ra tay”, còn nếu để lâu thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng vốn mỏng manh.

Không pha loãng nếu không có hướng dẫn: Phần lớn các loại nước súc miệng hiện nay được chế để dùng ngay. Nếu trên nhãn hoặc hướng dẫn không nói gì về việc pha loãng thì bạn chỉ việc cho vào miệng vì việc tự ý pha thêm nước sẽ khiến nồng độ hoạt chất bị loãng, không đủ sức diệt khuẩn.

Không dùng quá nhiều lần trong ngày: Nước súc miệng đem lại cảm giác thoải mái nên một số người có xu hướng lạm dụng. Việc dùng quá nhiều lần trong ngày sẽ gây khô miệng do nồng độ cồn trong loại chế phẩm này khá cao, lâu ngày có thể dẫn đến hôi miệng. Không nên dùng quá 3 lần/ngày.

Không thể dùng thay kem đánh răng: Do cách sử dụng đơn giản và thuận tiện nên một số người có xu hướng dùng nước súc miệng thay cho việc đánh răng. Đây là một sai lầm, vì sản phẩm này chỉ chứa các hoạt chất sát khuẩn nhẹ, chỉ có thể bổ sung chứ không thay thế kem đánh răng được. Để đạt hiệu quả, nhất thiết phải đánh răng trước khi sử dụng nước súc miệng.

Không ăn hay uống ngay sau khi dùng nước súc miệng: Nếu bạn ăn hay uống ngay sau khi dùng xong sẽ khiến các hoạt chất trong nước súc miệng mất tác dụng vì bị cuốn theo tuyến nước bọt. Tốt hơn nên đợi 30 phút sau khi sử dụng nước súc miệng hãy ăn hay uống.

 

5. Bác sĩ nha khoa và vệ sinh răng miệng

 

Để có 1 hàm răng chắc khoẻ bạn nên thường xuyên đến gặp nha sĩ. 6 tháng/1 lần là khoảng thời gian thích hợp. Vai trò của bác sĩ nha khoa trong việc khám định kỳ là bảo đảm cho răng miệng khỏi tình trạng bị sâu và ứ đọng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh nha khoa ở giai đoạn sớm nhất, cung cấp, tư vấn các kiến thức để chăm sóc và phong ngừa các bệnh răng miệng. Công việc bao gồm đánh bóng, lấy cao răng, hàn những chỗ bị vỡ trên răng, kiểm tra túi lợi, sức khoẻ của răng và các tổ chức quanh răng và tiến hành những can thiệp sớm, mang tính phong ngừa bệnh nếu cần thiết.

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218