Dù có vội đến mức nào, bạn cũng đừng đánh răng quá nhanh. Răng bạn sẽ không thể sạch nếu bạn chải quấy quá trong chưa đầy 3 phút. Tuy nhiên, thời gian cũng không có ý nghĩa gì nếu bạn thực hiện không đúng kỹ thuật và không đủ hiểu biết để chăm sóc răng miệng
Khi chải răng, phần lớn chúng ta chưa làm tốt cùng lúc 4 yếu tố: cơ học, hoá học, kỹ thuật và thời gian và cũng cần có hiểu biết căn bản về cấu trúc răng và các tổ chức quanh răng, lưỡi để hiểu thức ăn thường đọng ở những nơi nào nhất.
Mỗi hàm trên hoặc hàm dưới trong miệng người trưởng thành đều được chia làm hai cung răng.
Mỗi cung răng gồm các răng tính từ răng số 1 đến răng số 7 hoặc 8 cùng bên. Trong cùng một cung răng các răng thường được chia thành 3 nhóm chính là: Nhóm răng cửa* gồm có răng cửa số 1 là răng sát với mặt phẳng dọc giữa(1), răng số 2 và số 3 là các răng kề bên tiếp theo đếm theo hướng từ đường giữa sang phải hoặc sang trái. Nhóm răng này có rìa cắn, mặt má và mặt lưỡi, hai mặt bên là mặt tì sát vào răng bên cạnh
Nhóm răng hàm nhỏ* gồm có răng số 4 và số 5. Hai răng này có các đặc đểm tương đối giống nhau: Thân tròn, không còn rìa cắn mà chuyểnNhóm răng hàm lớn* gồm răng số 6, 7, 8 thân tròn, cấu trúc mặt nhai thường gồm 4 hoặc 5 múi tạo nên nhiều rãnh trên mặt nhai
Vòng quanh các cổ răng là lợi* viền ở mặt lưỡi, mặt má hoặc mặt môi của răng, lợi
Bề mặt lưỡi* bao gồm rất nhiều các nhú vị giác có nhiệm vụ cảm nhận các thông tin về thức ăn như ngọt, mặn, chua…Các nhú này làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn nhưng cũng làm tăng khả năng lắng đọng của thức ăn ở khoảng không gian giữa các nhú lưỡi trên bề mặt lưỡi
(1)tính từ một mặt phẳng quy ước đi qua giữa sống mũi xuống theo nhân trung chia cơ thể cân xứng theo hai nửa phải và trái gọi là mặt phẳng dọc giữa
Trên đây là các cấu trúc giải phẫu trong miệng liên quan đến quá trình vệ sinh răng miệng
Khi thức ăn đi qua miệng toàn bộ bề mặt các răng, túi lợi, kẽ răng, niêm mạc miệng, bề mặt lưỡi và sàn lưỡi được tiếp xúc và có thể lưu lại thức ăn vì vậy nếu hiểu vệ sinh răng miệng đơn thuần là chải răng thì chắc chắn là chúng ta chưa đạt được mục đích là làm sạch môi trường miệng - một điều kiện quan trọng để có được hơi thở thơm tho và phòng tránh các bệnh răng miệng có nguyên nhân từ việc lưu đọng thức ăn
Yếu tố cơ học (động tác chải răng giúp cho răng sạch)
Chải răng là động tác cơ bản nhất để làm sạch răng, giúp lợi chắc khỏe. Đây là các động tác cơ học để làm sạch tất cả các răng hàm trên, hàm dưới và xoa nắn lợi (massage), loại bỏ thức ăn, mảng bám vi khuẩn đọng lại ở các bề mặt răng, kẽ răng, rãnh lợi, túi lợi
Muốn chải răng sạch, bạn phải dùng loại bàn chải vừa miệng, vừa tay, lông có độ mềm vừa phải. Lông bàn chải cứng quá sẽ làm răng bị mòn và tổn thương lợi và cổ răng.
Cần chải sạch tất cả các răng, tất cả các mặt nếu có thể. Răng thường bị bỏ sót là răng số 8 hàm trên và dưới. Nên xoa nắn phần lợi bằng bàn chải bằng cách chải nhẹ nhàng lên cả phần lợi quanh chân răng để giúp nó săn chắc, không chảy máu khi ăn nhai. Đây chính là yếu tố cần thiết giúp cho lợi chắc khỏe.
Việc chải răng phải được thực hiện thường xuyên, đều đặn, tạo thành thói quen vệ sinh hằng ngày: sau khi ăn, sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.
Yếu tố hóa học ( fluor giúp răng chắc, ngừa sâu răng)
Kem đánh răng có vai trò hỗ trợ, giúp cho việc chải răng được dễ dàng và đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi chải vì nó có chất tạo mùi thơm, tạo bọt, làm trắng, giúp răng trắng bóng hơn nếu chải đúng cách và thường xuyên.
Ngoài ra, trong kem đánh răng còn chứa một yếu tố giúp răng cứng chắc hơn và đề kháng lại sâu răng, đó là fluor. Fluor trong kem đánh răng có tác dụng tại chỗ. Nếu sử dụng đủ liều và đều đặn hằng ngày, nó ngấm vào lớp men răng, làm cho men răng cứng chắc hơn và ít bị hòa tan bởi acid trong môi trường miệng, lại đề kháng với sâu răng.
Hiện nay, hầu hết các loại kem đáng răng đều có fluor với hàm lượng vừa đủ. Khi sử dụng, cần lưu ý không dùng cho trẻ em loại kem của người lớn để tránh tình trạng răng trắng đục, mất độ bóng do thừa fluor.
Yếu tố kỹ thuật (phương pháp chải răng)
Chải răng đúng phương pháp là yếu tố quan trọng giúp loại bỏ các mảng bám, bựa bám tồn đọng trên răng, kẽ răng, rãnh lợi. Do đó, khi chải răng, bạn cần chú ý:
Phải theo thứ tự nhất định nhằm tránh bỏ sót răng và chải đủ tất cả các mặt răng nếu có thể. Nên tập thói quen chải răng theo tuần tự: hàm trên trước, hàm dưới sau; mặt ngoài trước, rồi đến mặt nhai và mặt trong.
Lông bàn chải đặt nghiêng về phía lợi tạo thành một góc 45 độ. Cách đặt này không những giúp chải sạch thức ăn tồn đọng trong túi lợi và kẽ răng mà còn có tác dụng xoa nắn lợi. Cố gắng làm sạch các mảnh vụn thức ăn bám ở rãnh lợi, kẽ răng; nếu không, lợi sẽ bị viêm, chảy máu và dẫn đến sâu răng.
Động tác chải: Nên thực hiện nhẹ nhàng với lực vừa phải, chải kỹ lưỡng tất cả các răng và các mặt răng theo chiều xoay tròn bàn chải tại chổ, mỗi khi tiến hoặc lùi bàn chải với khoảng cách dịch chuyển là 1 răng. Khi chải, nên chia cung răng thành nhiều vùng nhỏ 2-3 cái. Mỗi vùng chải 5-10 lần để làm sạch mảng bám tồn đọng và xoa nắn lợi. Phải lưu ý chải thật kỹ các răng hàm lớn phía trong cùng của hàm trên, hàm dưới vì các nơi này rất dễ bị sâu.
Với mặt nhai có thể chải theo chiều ngoài-trong, đầu lông bàn chải vuông góc với mặt răng
Sau mỗi lần chải, nên làm sạch lưỡi bằng cây cạo lưỡi và kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa, giúp lấy sạch các thức ăn dắt ở nơi mà bàn chải không thể làm sạch. Tiếp đến, bạn hãy tự đánh giá (để chải lại nếu chưa sạch) bằng cách soi gương xem răng đã trắng, sạch hay chưa, hoặc dùng tăm bông để kiểm tra các mảng bám, dùng lưỡi xem xét độ trơn láng của bề mặt răng và mức độ sạch của các răng.
Trẻ em dưới 12 tuổi cần có người lớn kiểm tra, giám sát việc chải răng vì các cháu chưa có thói quen chải răng sạch và chưa tự đánh giá được mức độ sạch của răng.
Yếu tố thời gian (đủ thời gian làm sạch tất cả các răng)
Nếu chúng ta chỉ làm tốt 3 yếu tố trên thì hiệu quả phòng ngừa bệnh sâu răng và bệnh nha chu chưa đạt kết quả tối ưu, vì còn thiếu một yếu tố nữa là thời gian chải răng. Nếu thời gian dành cho việc chải răng quá ngắn, bạn sẽ không chải sạch hết tất cả các răng, mặt răng, cũng như không đủ thời gian để chất fluor ngấm vào lớp men.
Mỗi lần chải răng, nên dành 3-5 phút để làm sạch răng, nướu, lưỡi.
Lần chải quan trọng nhất trong ngày là trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn
Chia sẻ thông tin Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Thành công của một răng implant nha khoa đến từ sự chuẩn bị kỹ càng của nhà làm chuyên môn và sự phối hợp hợp tác của người được làm răng implant: Các điều kiện cần để tối ưu: Cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng sức khỏe, tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế, sử dụng răng trong giới hạn tải lực ch
Phẫu thuật trong miệng là tiểu phẫu cần tiến hành trong các can thiệp nha khoa với các chỉ định: Nhổ răng trong nắn chỉnh răng, nhổ răng ngầm, nhổ răng thừa, nhổ răng kẹ, lạc chỗ, tháo vít nẹp xương, cấy implant, tạo hình viền lợi, cắt phanh môi, bắt và tháo vít neo chặn, thay các phụ kiện trong quá
AUTO SMS: Địa chỉ & Lịch làm việc Nhakhoa Rangsu.vn