Bệnh nhiệt miệng ( Apthous )
15-03-2011
1755
BỆNH NHIỆT MIỆNG ( APTHOUS )

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp, hầu như trong đời ai cũng mắc phải tối thiểu một lần. Có nghiên cứu khoa học cho thấy đến khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Bệnh có nhiều thể khác nhau nhưng triệu chứng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu lưỡi, hình đĩa, trong lòng màu trắng, xung quanh là một viền tròn đỏ, đau khi người bệnh nói, nhai hoặc vận động hàm và xót khi vết loét tiếp xúc với thưcs ăn có vị mặn hợac chua… Bệnh thường không gây sốt, có thể gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài… Còn quan điểm của y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, có thể do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng...; do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virut, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó (ví dụ thành phần hóa học có trong kem đánh răng không phù hợp…), hay chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai. Hiện nay người ta còn nhận thấy những người bị stress nặng và liên tục thì mức độ lở miệng cũng xảy ra nhiều hơn.

Nhiệt miệng là bệnh lành tính. Vết lở tự lành, không để lại sẹo. Vì đặc điểm lành tính này nên thông thường ít ai nghĩ đến chuyện “phòng bệnh”. Lúc nào mắc phải thì cố gắng… chịu đựng hoặc ra một tiệm thuốc tây nào đấy mua các loại thuốc bôi vào. Tuy nhiên, việc chịu đựng từ lúc miệng bắt đầu lở và đau đến lúc vết lở lành lại là cả một quá trình… không dễ vượt qua.

Bạn đã biết cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều... thì cần đi khám chuyên khoa răng hàm mặt, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

Thông thường những loại viêm loét nhẹ chỉ cần uống kháng sinh, vệ sinh răng miệng, giảm đau, chống dị ứng, tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin nhóm B là khỏi trong vòng 10 ngày. Song đôi khi có những nhiễm trùng nặng như áp xe vùng miệng sâu, viêm tấy lan tỏa hay gặp ở những vùng dưới lưỡi, dưới hàm, kèm theo toàn thân suy nhược, nhiễm khuẩn nặng thì cần phải được điều trị cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
CHUYÊN MỤC KHÁC
Tin mới đăng

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền đầy đủ thông tin vào mẫu sau:

Niềng răng có mắc cài đem lại kết quả hàm răng đẹp, đều, thẩm mỹ và chức năng tốt hơn trước nắn chỉnh, tuy nhiên các mắc cài sứ hoặc kim loại có kích thước 2-3mm và dày 1-2mm được gắn lên mặt ngoài hoặc mặt trong của răng trong quá trình điều trị gây nên các bất tiện trong việc chải răng, giao tiếp

CÁCH VỆ SINH RĂNG MIỆNG-CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH-CÁCH DÙNG CHỈ TƠ NHA KHOA-LẤY CAO RĂNG ĐỊNH KỲ Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng ít nhất 2 lần sau bữa trưa & bữa tối - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ & cổ răng vùng kẽ nơi lông bàn chải không tới được - Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi k

SO SÁNH LÀM CẦU RĂNG SỨ VÀ LÀM RĂNG IMPLANT NHA KHOA Hai cách làm răng giả trên cùng một tình huống gãy thân răng và phải nhổ chân răng. Cách làm ở hình bên phải là Làm răng giả cấy Implant nha khoa ngay sau khi nhổ răng, bắt vít Abutment vào Implant và gắn thân răng sứ trên Abutment, trong tình huố

PHÒNG BỆNH VÀ KIỂM SOÁT BỆNH VIÊM LỢI-VIÊM NHA CHU Phòng bệnh và kiểm soát bệnh Viêm lợi-Viêm nha chu 1. Phòng bệnh Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng ít nhất 2 lần sau bữa trưa & bữa tối - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ & cổ răng vùng kẽ - Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi khuẩn tro

scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098288