Khô miệng ở người già
25-11-2010
1553
KHÔ MIỆNG Ở NGƯỜI GIÀ

Nó giúp bảo vệ răng khỏi bị sâu, làm lành những cơn đau rát của miệng đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng miệng do vi khuẩn, virus và nấm gây ra trong miệng. Nước bọt còn liên quan đến việc cảm nhận mùi vị.

Tuy nhiên, những chức năng của nước bọt có nguy cơ bị mất đi khi khô miệng. Khô miệng thỉnh thoảng xuất hiện khi bạn có tâm trạng lo lắng, buồn bực, căng thẳng tinh thần hoặc do sử dụng thuốc. Nhưng nếu khô miệng xuất hiện thường xuyên trong ngày, bạn cần đến bác sĩ hoặc nha sĩ để thăm khám. Đặc biệt ở người lớn tuổi, khô miệng đôi khi không phải là triệu chứng của tuổi già.

Khô miệng thường xảy ra khi các tuyến trong miệng không hoàn thành nhiệm vụ tiết ra nước bọt. Thiếu nước bọt, miệng sẽ bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân khiến cho hoạt động của tuyến tiết nước bọt hoạt động kém hiệu quả. Người ta ước tính có khoảng 400 loại thuốc làm cho tuyến nước bọt tiết ít hơn hoặc làm thay đổi thành phần của nước bọt trong việc thực hiện chức năng quan trọng này.

 

Chẳng hạn như thuốc chữa bệnh dị ứng, thuốc cầm tiêu, thuốc ngừa huyết áp cao, và thuốc chữa trầm cảm dẫn đến bệnh khô miệng. Khô miệng gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một số người thường gặp tình trạng miệng bị khô và nhiều đàm nhớt. Một số người khác có cảm giác bỏng rác hoặc gặp khó khăn trong việc ăn uống. Điều này khiến cho cổ họng cũng bị khô và nuốt khó do thiếu chất lỏng. Mặt khác, người bị khô miệng có thể làm phát triển một số bệnh lý khác về miệng như: rát miệng, môi nứt nẻ, lưỡi bị khô và nhám.

Việc điều trị tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn nghĩ rằng mình đang bị khô miệng, hãy đến nha sĩ hoặc bác sĩ để khám. Nếu như bạn bị khô miệng do sử dụng thuốc, cần yêu cầu bác sĩ thay đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Nếu tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả nhưng vẫn sản sinh ít nước bọt, bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ cho sử dụng thuốc có tác dụng làm cho tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn. Hoặc sử dụng nước bọt nhân tạo để giữ miệng luôn ướt.

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
CHUYÊN MỤC KHÁC
Tin mới đăng

Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền đầy đủ thông tin vào mẫu sau:

Niềng răng có mắc cài đem lại kết quả hàm răng đẹp, đều, thẩm mỹ và chức năng tốt hơn trước nắn chỉnh, tuy nhiên các mắc cài sứ hoặc kim loại có kích thước 2-3mm và dày 1-2mm được gắn lên mặt ngoài hoặc mặt trong của răng trong quá trình điều trị gây nên các bất tiện trong việc chải răng, giao tiếp

CÁCH VỆ SINH RĂNG MIỆNG-CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH-CÁCH DÙNG CHỈ TƠ NHA KHOA-LẤY CAO RĂNG ĐỊNH KỲ Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng ít nhất 2 lần sau bữa trưa & bữa tối - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ & cổ răng vùng kẽ nơi lông bàn chải không tới được - Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi k

SO SÁNH LÀM CẦU RĂNG SỨ VÀ LÀM RĂNG IMPLANT NHA KHOA Hai cách làm răng giả trên cùng một tình huống gãy thân răng và phải nhổ chân răng. Cách làm ở hình bên phải là Làm răng giả cấy Implant nha khoa ngay sau khi nhổ răng, bắt vít Abutment vào Implant và gắn thân răng sứ trên Abutment, trong tình huố

PHÒNG BỆNH VÀ KIỂM SOÁT BỆNH VIÊM LỢI-VIÊM NHA CHU Phòng bệnh và kiểm soát bệnh Viêm lợi-Viêm nha chu 1. Phòng bệnh Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng ít nhất 2 lần sau bữa trưa & bữa tối - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ & cổ răng vùng kẽ - Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi khuẩn tro

scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098288