Nắn chỉnh răng, tuổi nên bắt đầu và các phương pháp nắn chỉnh răng
15-03-2011
2963
NẮN CHỈNH RĂNG, TUỔI NÊN BẮT ĐẦU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH RĂNG
   Mọi người đều mong muốn có một nụ cười tỏa sáng rạng rỡ với hàm răng đều tăm tắp, nhưng chẳng phải tự nhiên khi sinh ra tất cả chúng ta đều toại nguyện được như vậy, có một số người có một hàm răng đều đặn nhưng hơi chìa ra trước, cười hở lợi quá nhiều, có một số người lại có hàm răng không thẳng hàng hoặc chen chúc quá hoặc răng cửa  hàm dưới lại  chìa ra ngoài răng cửa hàm trên thường được gọi là móm hoặc trong chuyên môn gọi là khớp cắn ngược.

   Có nhiều mức độ điều trị trong nắn chỉnh răng: Chỉnh nha dự phòng hay phòng ngừa, tiền chỉnh hình, chỉnh nha tháo lắp, chỉnh nha gắn chặt...
 

 



Hình minh họa sự dịch chuyển của hàm răng trong suốt quá trình nắn chỉnh răng.

 

 

 

 



 

 

 

1.Chỉnh nha dự phòng

 

 

 

 

  

Nếu bạn muốn bé có hàm răng đẹp, bạn cần phải quan tâm đến việc chỉnh nha của bé càng sớm càng tốt, từ khi 5- 6 tuổi là tuổi bắt đầu có những răng cửa vĩnh viễn đầu tiên thay thế răng sữa, những răng vĩnh viễn đầu tiên của con bạn mọc lên, cháu bé đã cần được  nha sĩ theo dõi 6 tháng 1 lần, bạn sẽ được tư vấn răng đó mọc ra sao, nên nhổ vào thời điểm nào, tránh cho bé những tật gì... để không có hàm răng lệch lạc.

 

 

 

 

 

    Nếu bé có các tật xấu như: Mút tay, thở miệng, mút môi…Bé cần phải điều trị sớm bằng loại trừ thói quen xấu để tránh gây ra sự lệch lạc dị hình không đáng có của hàm răng sau này. Có thể cần khám thêm bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng, Nhi khoa để điều trị các bệnh đường hô hấp trên

 

 

   Ở tuổi răng sữa ( từ tháng thứ 6 sau sinh đến trước 7 tuổi ) trẻ có hàm răng sữa đơn thuần trong miệng ( xem thêm về sinh lý mọc và thay răng trẻ em ). Sự phát triển bình thường của răng sữa trong miệng giúp cho mầm răng vĩnh viễn phát triển bình thường. Nếu để răng sữa bị bệnh lý thân răng, bệnh thường gặp là sâu răng, sún răng gây ra hỏng thân răng sẽ làm mất sự ổn định về vị trí của các răng còn lại cũng như răng đối diện, hậu quả là làm mất vai trò tạo tương quan khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới của răng sữa cho các răng vĩnh viễn trong tương lai. Bệnh lý thân răng như sâu răng, sún răng còn làm cho tuỷ răng bị nhiễm khuẩn và nặng hơn là viêm xương hàm vùng chóp chân răng sữa, vùng này có liên quan mật thiết đến sự phát triển của mầm răng vĩnh viễn nằm ngay dưới chân răng sữa. Kiểm soát và điều trị sớm các bệnh lý của răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc có được một hàm răng vĩnh viễn đẹp trong tương lai


 

   Do nguyên nhân di truyền, thời điểm nhổ răng sữa không đúng lúc, phát triển về thể chất không tương xứng với tuổi mọc răng... làm cho răng vĩnh viễn mọc lên đặc biệt là các răng cửa bị lẫy hoặc chen chúc nhau, các răng sữa  kề cận có thể vẫn còn chưa lung lay tuy nhiên có thể bác sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa trước khi răng đó lung lay để có không gian cho răng vĩnh viễn cạnh đó xoay chuyển về vị trí lý tưởng

         Bảng theo dõi phát triển thể chất của trẻ từ 0 đến 5 tuổi

 

   Chế độ dinh dưỡng khoa học, không để xảy ra tình trạng mất cân bằng các chất dinh dưỡng, các yếu tố vi lượng giúp cho trẻ phát triển đúng theo các chỉ số theo lứa tuổi cũng rất quan trong cho việc có một hàm răng đều, đẹp trong tương lai

 

 

   Trong một số trường hợp cần can thiệp ở giai đoạn này bằng các khí cụ tháo lắp hoặc hàm tiền chỉnh hàm nhằm giải quyết các lệch lạc răng nhẹ hoặc làm cho đơn giản hơn quá trình nắn chỉnh gắn chặt sau này

 

   Dụng cụ để điều trị trong gia đoạn này gọi là hảm Trainer hay còn gọi là khí cụ tiền chỉnh hàm

Share:
scroll up

Hàm cho trẻ đeo giai đoạn !

Cách đeo trên miệng

Hàm cho trẻ đeo giai đoạn II

   Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hàm Trainer là tạo ra hai rãnh răng chuẩn để đón và tạo cho răng vĩnh viễn lúc mọc lên hướng mọc phải theo đúng rãnh chuẩn đó ( số 2 ).

Số 1 là nơi rìa cắn chạm đáy rãnh

   Số 5: các gai nhằm làm cho hàm đựoc giữ vững trong miệng bởi môi. Số 4 và 3 là tấm chắn lưỡi, số 2 là hàng lỗ thở để không khí có thể lưu thông

   Hàm tranner loại cho người đang đeo mắc cài