Nhổ răng và chân răng
15-03-2011
2139
NHỔ RĂNG VÀ CHÂN RĂNG

Với những tiến bộ trong công nghệ nha khoa, các răng hư được giữ lại và bảo tồn ngày càng nhiều và bảo tồn và kéo dài tuổi thọ của răng tự nhiên mới là thước đo đánh giá trình độ của bác sĩ nha khoa.

Vậy nếu vệ sinh răng miệng tốt thì có thể giữ lại những chân răng này trong miệng không? Thật ra chính những chân răng này gây trở ngại cho việc vệ sinh răng miệng, dễ tích tụ thức ăn, mảng bám và vôi răng, gây hôi miệng làm hạn chế giao tiếp xã hội. Nặng hơn có thể đưa đến abcess xương ổ răng, đây là dạng nhiễm trùng cấp tính có biểu hiện bên ngoài là sưng đỏ, rất đau vùng niêm mạc và nướu quanh chân răng.

Đôi khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô lân cận gây sưng rất lớn ở vùng môi, má kèm theo sốt, đau nhức - trong chuyên môn gọi là viêm mô tế bào. Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm mô tế bào là nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Việc nhổ bỏ các chân răng thường không phức tạp như nhiều người thường nghĩ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra các điều kiện cần và đủ cho chỉ định nhổ răng: ghi nhận các thông tin về thuốc đang sử dụng, bệnh mạn tính nếu có, tình trạng có thai…, có thể cần thực hiện một số xét nghiệm trước khi nhổ. Bệnh nhân cũng nên chia xẻ hết những bệnh đã mắc, đang điều trị và thuốc đang sử dụng

Chụp XQ là cần thiết để thấy được các cấu trúc chân răng năm trong xương hàm, các bất thường nếu có của chân răng và xương hàm. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc tê rất hiệu quả và an toàn, sau khi gây tê sẽ không có cảm giác đau tại vùng răng cần nhổ, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ thích hợp để nhổ bỏ răng hoặc chân răng nhiễm trùng, nạo sạch các mô bệnh lý ở vùng quanh chóp. Thời gian can thiệp và các sang chấn càng ít thì càng giảm cảm giác đau sau nhổ răng.

Thuốc giảm đau uống trước khi nhổ cũng nên dùng để phát huy tác dụng giảm đau ngay sau khi hết tác dụng của thuốc tê, giảm sự chịu đựng cho người bệnh.

Sau khi nhổ răng, bệnh nhân chỉ cần cắn bông-gạc chặt tại chỗ nhổ trong 30 phút đến 1 giờ để cầm máu, không nên mút, chép miệng , khạc nhổ nhiều xem có chảy máu hay không. Đôi khi cần chườm đã bọc qua một lớp khăn vào má bên nhổ răng để hỗ trợ giảm cảm giác đau và giảm sưng.

Có một tỉ lệ nhỏ các biến chứng sau nhổ răng, có hai biến chứng hay xảy ra là chảy máu kéo dài và nhiễm trùng ( Sốt cao, sưng vùng nhổ kéo dài, không có dấu hiệu giảm, đau kéo dài trên hai ngày.. ) vết thương sau nhổ răng. Nếu xảy ra hai hiện tượng này sau nhổ răng cần liên lạc ngày với bác sĩ điều trị để có cách xử trí thích hợp.

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0cm 0cm 0.0001pt; font-size: 14pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }

Không cần quá kiêng khem trong những ngày sau nhổ răng, vài bữa ăn gần nhất sau nhổ răng nên ăn các thức ăn mềm như Mì, Bún, Phở, Cháo để tránh sang chấn vết thương lợi dễ gây rỉ máu, lâu liền thương. Khi chải răng cũng nên tránh vùng vết thương nhổ răng vài ngày.Dùng thuốc theo toa của bác sĩ là cần thiết và nên thực hiện đúng chỉ dẫn dùng thuốc. Đơn thuốc thường bào gồm 3 loại thuốc căn bản. Thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa sự nhiễm trùng vào vết thương, thuốc này nên uống đúng theo liều chỉ định để giảm khả năng kháng thuốc trong tương lai, thuốc thứ hai thường là thuốc giảm đau, có nhiều loại thuốc giảm đau, bác sĩ sẽ lựa chon loại thuốc có hiệu quả phù hợp nhất với từng bệnh nhân, thuốc giảm đau nên uống sau khi ăn và ngừng uống thuốc khi hết cảm giác đau ở vùng nhổ răng. Loại thứ 3 thường là thuốc giảm sự sưng nề, thuốc này uống hết liều đã được kê trong đơn để giảm sưng nề trong vài ngày sau nhổ răng

Chia sẻ thông tin   Gửi bài viết này cho bạn bè Bản in
Các bài viết khác
Share:
scroll up
1
Bạn cần hỗ trợ?
 
Bấm vào để gọi: 0982098218