Răng khôn (răng số tám hay răng hàm lớn thứ ba) là răng
mọc cuối cùng, thông thường vào khi người từ 17 đến 25
tuổi. Đây là răng gây nhiều tranh cãi bởi vì chức năng của
nó không rõ ràng nhưng những phiền toái mà nó mang lại
rất phổ biến. Giới vẫn nha khoa vẫn chưa thực sự thống nhất
về việc nên giữ hay nhổ nó. Xem thêm cấu tạo về hàm răng
Trong quá trình tiến hóa của loài người từ vượn sang vượn người rồi sang nguyên
người nguyên thủy trải qua vài triệu năm, xương hàm của con người bé dần. Phần lớn
hàm chỉ đủ chỗ cho 28 răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.
Nhưng thực tế là ta có tới 32 răng vì thêm 4 răng khôn, 2 ở hàm trên và 2 ở hàm dưới
và mọc sau cùng. Phiền toái xảy ra khi chúng không đủ chỗ để mọc theo hướng bình
thường mà tự tìm đường khác, ví dụ như mọc ngược về phía xương hàm hoặc đâm thẳng
về phía răng hàm lớn thứ hai ở bên cạnh. Chúng có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi
được một phần thì bị tắc và ngừng lại vĩnh viễn.
Mầm răng số 8 trong xương hàm lúc 12 tuổi
Mầm răng số 8 trong xương hàm lúc 14 tuổi
Răng số 8 chuẩn bị mọc lúc 17 tuổi
Răng số 8 bị mọc kẹt vào cổ răng số 7 lúc 25 tuổi
Do đó nếu người ở độ tuổi 23-25 mà chưa nhìn thấy răng khôn của mình mọc lên
hoặc chỉ nhìn thấy một phần của răng, gần như chắc chắn là răng khôn của bạn đã mọc lệch.
Ảnh hưởng
Khi răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương
ở xung quanh thì cần nhổ.
Các ảnh hưởng:
- Sâu răng: Do răng khôn ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn
- và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một
- phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày gây sâu
- răng. Đau đớn và nhiễm trùng có thể xảy ra.

Viêm lợi: Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn gây ra viêm
nhiễm vùng lợi xung quanh, dẫn đến triệu chứng: sưng, đau, hôi miệng
và đôi khi cứng hàm (bệnh nhân không thể mở miệng to được). Bệnh viêm
lợi này táiphát nhiều lần chừng nào răng khôn chưa được chữa trị, và càng
ở những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao.

Huỷ hoại xương và răng xung quanh: Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên
cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng, và cuối
cùng là rụng răng. Triệu chứng sớm của việc mọc lệch này là những cơn đau
âm ỉ ở khu vực đó.
Trong một số truờng hợp khi những bất thường của răng khôn không được chữa
trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má,
mắt, cổ ... gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Nguyễn Cao Thắng


Quý khách có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách điền đầy đủ thông tin vào mẫu sau:
Niềng răng có mắc cài đem lại kết quả hàm răng đẹp, đều, thẩm mỹ và chức năng tốt hơn trước nắn chỉnh, tuy nhiên các mắc cài sứ hoặc kim loại có kích thước 2-3mm và dày 1-2mm được gắn lên mặt ngoài hoặc mặt trong của răng trong quá trình điều trị gây nên các bất tiện trong việc chải răng, giao tiếp
CÁCH VỆ SINH RĂNG MIỆNG-CHẢI RĂNG ĐÚNG CÁCH-CÁCH DÙNG CHỈ TƠ NHA KHOA-LẤY CAO RĂNG ĐỊNH KỲ Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng ít nhất 2 lần sau bữa trưa & bữa tối - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ & cổ răng vùng kẽ nơi lông bàn chải không tới được - Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi k
SO SÁNH LÀM CẦU RĂNG SỨ VÀ LÀM RĂNG IMPLANT NHA KHOA Hai cách làm răng giả trên cùng một tình huống gãy thân răng và phải nhổ chân răng. Cách làm ở hình bên phải là Làm răng giả cấy Implant nha khoa ngay sau khi nhổ răng, bắt vít Abutment vào Implant và gắn thân răng sứ trên Abutment, trong tình huố
PHÒNG BỆNH VÀ KIỂM SOÁT BỆNH VIÊM LỢI-VIÊM NHA CHU Phòng bệnh và kiểm soát bệnh Viêm lợi-Viêm nha chu 1. Phòng bệnh Vệ sinh răng miệng đúng cách: - Chải răng ít nhất 2 lần sau bữa trưa & bữa tối - Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ & cổ răng vùng kẽ - Dùng nước xúc miệng không cồn để diệt vi khuẩn tro